#YenThanh

Những điều tạo nên sự khác biệt của chim yến

Cập nhật lần cuối vào: tháng 11 13, 2024 05:50
to yen sao nguyen chat
On this page:

Loài chim yến thuộc loài chim hoang dã, có rất nhiều loại khác nhau, như Yến Mào, Yến đuôi nhọn...Chúng sống trên nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Chim yến thường sống tạo thành một quần thể lớn, sau đó kết đôi và làm tổ theo từng cặp riêng rẽ và thường chọn sống gần nơi có nguồn nước (sông, hồ, biển) và kiếm ăn ở các đồng ruộng, rừng cây thấp. Chim yến là loài chim có thể bay lượn cao và bay xa đến 300km. Bình thường chim có thể bay đi kiếm ăn cách khu vực làm tổ trung bình khoảng 20km.

what-make-swiftlet-bird-different

ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG CỦA LOÀI YẾN

Loài chim yến được phân ra rất nhiều loại nên đặc điểm nhận dạng, kích thước từng loại được và xác định dựa trên khu vực, môi trường sống khác nhau. Loài chim yến sống tại Việt Nam nói chung, thường có phần thân trên màu đen nhạt, phần dưới có màu xám đen, ngăn cách giữa phần lưng và phần đuôi là lông màu xám, móng màu đen, mắt như hạt nhãn màu nâu đen. Một đặc điểm để phân biệt chim yến và các loài khác cùng họ với yến như én, là chim yến không bao giờ đậu, do chúng thường có đôi chân không phát triển, nên ngoài lúc chúng chao lượn trên không trung để sinh hoạt và tìm kiếm thức ăn. Lúc chim về tổ thì chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ.

nhung-dieu-tao-nen-su-khac-biet-cua-chim-yen

Đặc biệt, chim Yến là loài chim khá nhạy cảm nên môi trường sống của chúng ngoài việc đảm bảo tính an toàn cho đời sống và tổ khỏi các tác nhân xấu từ thiên nhiên, cũng như không bị quấy rối, đe dọa bởi các loại thú ăn mồi như cú mèo, chim cắt, rắn, chuột.... Chim yến là loài ưa khí hậu nóng, nhiệt độ (26-31C) và độ ẩm (70-85%) là điều kiện lý tưởng, khi gặp rét chúng phải di cư. Nên các tác nhân nhỏ như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tạo mùi...cũng thường xuyên được điều chỉnh phù hợp cho từng mùa để làm chim cảm thấy thoải mái, sinh sống và làm tổ lâu dài.

Hơn nữa, loài yến có thính giác khá nhạy nên âm thanh xung quanh chúng rất quan trọng, chúng sẽ chỉ làm tổ ở những nơi có điều kiện lí tưởng và cảm thấy an toàn. Chính vì vậy mà trong nhà nuôi yến luôn phải đảm bảo và kiểm soát chặt chẽ liên tục những yếu tố ảnh hưởng đến đời sống và tổ của chim yến.

KHU VỰC KIẾM THỨC ĂN

Dù là loài yến hoang dã hay yến nhà, chúng đều có điểm chung là sẽ tự bay đi và kiếm mồi bên ngoài thiên nhiên. Chim yến thường bay đi kiếm thức ăn cách nơi làm tổ bán kính khoảng 20km và bắt thức ăn trong khi bay ở độ cao dưới 30m. Nếu chim làm tổ ngoài đảo thì hàng ngày vào mờ sáng chúng phải bay 10-15 km vào đất liền để kiếm vùng có nhiều thức ăn phong phú. Thành phần thức ăn của chim yến chủ yếu là côn trùng bay như: rầy nâu, rầy xanh, cánh tơ, cào cào, bọ rầy, chuồn chuồn nhỏ v...v, nên chim Yến sẽ thường kiếm ăn tại các khu vực đồng lúa, cây ăn trái. Dựa trên thành phần thức ăn của chim yến có thể thấy không có sự cạnh tranh thức ăn với các đối tượng nuôi khác. Sự phát triển của chim yến sẽ góp phần bảo vệ mùa màng, làm cân bằng sinh thái chuỗi thức ăn tự nhiên. Vào mùa sinh sản, vùng kiếm ăn của chim sẽ là khu vực gần nơi làm tổ, dễ dàng cho chim bay ra bay vào nơi ở nhiều lần để đưa thức ăn về nuôi chim con.

THỜI GIAN YẾN THƯỜNG ĐI KIẾM ĂN

Tùy theo đặc điểm thời tiết từng mùa trong năm, có thể thấy sự xuất hiện của chim yến và thời gian kiếm ăn ở các vùng có những sự khác nhau nhất định. Đối với chim chưa có trứng và nuôi chim con thì chúng rời tổ đi kiếm ăn từ sáng cho đến chiều tối, sau đó về tổ để nghỉ ngơi. Khi đến mùa giao phối và sinh sản, chim yến thỉnh thoảng về lúc giữa trưa để làm tổ, sau đó tiếp tục bay đi kiếm ăn. Những cặp đang ấp trứng thì luân phiên nhau về ấp trứng. Những cặp đang nuôi chim con thì số lần chim bố mẹ quay về tổ nhiều hay ít phụ thuộc vào chim con đã lớn hay còn bé (chim lớn đòi hỏi lượng thức ăn trong ngày nhiều hơn).